(Nguoinoitieng.vn) – Cuộc họp các bộ trưởng môi trường khí hậu, năng lượng của 7 quốc gia G7 diễn ra tại Sapporo đã kết thúc vào ngày 16 tháng 10 đã thông qua quyết định “tăng tốc thực hiện loại bỏ dần năng lượng hóa thạch” không đáp ứng được những quy định về cắt giảm lượng khí thải CO2. Cùng với việc đặt mục tiêu không gây ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đến năm 2040 trong tuyên bố chung.
Hội nghị đã diễn ra trong 2 ngày từ ngày 15/04. Theo tuyên bố chung được chấp thuận, để hướng tới mục khống chế việc tăng nhiệt độ trung bình thế giới từ trước cách mạng công nghiệp xuống 1.5 độ.
Các bộ trưởng môi trường G7 đã quyết định “thúc đẩy sự loại bỏ dần các nguyên liệu hóa thạch” không đáp ứng được các yêu cầu nhằm đạt được kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính về 0 trong lĩnh vực năng lượng trước năm 2050.
Thời điểm loại bỏ toàn bộ năng lượng điện than cũng đã được quan tâm nhưng chưa có sự thống nhất về thời điểm chính xác trong tuyên bố chung.
Tuy nhiên, những điều kiện dựa trên sự việc thực tế để từng bước loại bỏ được đưa ra nhằm tránh mâu thuẫn với mục tiêu khống chế mức ấm lên toàn cầu về 1.5 độ.
Trong tuyên bố chung, căn cứ vào báo cáo của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (IPCC) được công bố vào tháng 3, có ghi rõ “sự cấp thiết của việc giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu trước năm 2035 lên đến 60% so với năm 2019”. Các quốc gia được khuyến khích đưa ra mục tiêu giảm thiểu khí thải đến năm 2035, trước năm 2025 cho Liên Hợp Quốc. Và các con số này sẽ là trọng tâm để đánh giá trong tương lai.
Với vấn đề cắt giảm lượng carbon trong lĩnh vực ô tô, Nhật bản với vai trò là nước chủ tịch đã đưa ra mục tiêu “đến năm 2035 sẽ giảm ít nhất 50% lượng khí thải CO2 từ xe ô tô của các nước G7 so với năm 2000”.
Đáng chú ý trong tuyên bố chung là cụm từ “cắt giảm 50% lượng khí thải CO2” đã được đề cập đến một cách yếu ớt. Nhưng nó được quyết định là định mức chung để kiểm tra tiến độ giảm lượng khí thải hằng năm.
Hội nghị đã kết thúc với việc thêm vào tuyên bố chung những con số mục tiêu cụ thể chung giữa các nước liên quan tới việc phát triển xe điện và những xe không phát thải khí CO2 khi di chuyển.
Về giải pháp xử lý rác thải nhựa, tại Hội nghị Thượng đỉnh của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng đầu (G20) được tổ chức tại Osaka năm 2019, đã thống nhất mục tiêu “không có rác nhựa vào năm 2050”. Các biện pháp xử lý rác thải đang được gia tăng trên khắp các quốc gia. Và các cuộc thảo luận về các thoả thuận quốc tế tập trung vào giải pháp xử lý rác thải nhựa dưới sự điều hành của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Với những điều này, G7 đã tăng mục tiêu của mình lên 2040 và thúc đẩy các nước khác tăng cường các biện pháp xử lý rác thải.
Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã “ủng hộ” Nhật bản đưa ra những đánh giá tính an toàn của việc xả nước thải xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Tập đoàn Điện lực Tokyo ra biển. Nhà chủ tịch Nhật Bản trong quá trình đàm phán đã đề xuất “hoan nghênh các thành viên có liên quan tới kiểm tra”, nhưng không đạt được thỏa thuận.
【Hiideki Okada】