in

Trịnh Công Sơn – tượng đài của những người yêu âm nhạc Việt Nam

27/07/2021 | 20:51

(Nguoinoitieng.vn) – Nhắc đến Trịnh Công Sơn, người ta không khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi đầy tiếc thương của ông, người nhạc sĩ vĩ đại mở lối cho dòng nhạc Tân thời Việt Nam. Cũng là người Việt Nam đầu tiên được Google Doodle vinh danh, nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông. Trịnh Công Sơn còn được nhà nước vinh danh tên tuổi tại nhiều con đường lớn và trao tặng giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 – Mất năm 2001), ông được đánh giá là một trong những tên tuổi lớn của Tân nhạc Việt Nam với hơn 600 tác phẩm nổi tiếng vang dội thời bấy giờ. Sau hơn 20 năm ra đi, các tác phẩm âm nhạc của ông vẫn chưa bao giờ ngừng được mở rộng và lan tỏa đến lớp trẻ hay người hâm mộ. Thật cảm khái làm sao khi di sản và ký ức của Trịnh Công Sơn ngày một nhân lên nhiều hơn trên chính quê hương của ông.

Trịnh Công Sơn – Người hát rong và những ca khúc bất hủ với khán giả Việt Nam

Cái tên Trịnh Công Sơn sớm đã trở thành một huyền thoại trong lòng khán giả và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Âm nhạc của ông mang nhiều sắc màu, giàu triết lý và sâu sắc với tư tưởng và ca từ mang đậm chất Việt Nam, dung dị và gần gũi. Thậm chí, âm nhạc của ông còn được khán giả ưu ái gọi bằng cái tên riêng là ‘Nhạc Trịnh’, ‘Ca khúc da vàng’ để tách biệt với các tác phẩm cùng thể loại.

Ca ngợi hòa bình bằng những bài ca phản chiến mang tính chất phản đối chiến tranh, quyết liệt và nhân văn hay những bản tình ca nồng nàn, sâu lắng để thể hiện tình yêu dành cho con người, quê hương Việt Nam. Nhạc của Trịnh Công Sơn là những bản tình ca u buồn, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của con người đau đớn trước cảnh nhà tan, nước mất, nhưng suy cho cùng nó chỉ là sự chịu đựng và đang chết lịm trong chính tâm hồn cằn cỗi ấy.

Ngoài sáng tác, ông còn hoạt động trong làng giải trí với nhiều vai trò như diễn viên, ca sĩ, họa sĩ và nhà thơ,… Có thể thấy được người nhạc sĩ này tài năng hơn những gì ông thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cả dời sống và cống hiến cho nghệ thuật.

Trở thành trụ cột gia đình từ sớm Trịnh Công Sơn cảm nhạc thay lời than vãn

Dù thành công trong con đường âm nhạc, nhưng Trịnh Công Sơn không phải là kiểu người ‘một bước lên mây’, mọi thứ ông có được cũng nhờ vào sự từng trải và những gian khổ mà Trịnh Công Sơn phải vượt qua, ở thời đại mà bom đạn dày đặc như sao trời, người người đói khổ khóc than.

Cũng chính vì sinh ra ở thời chiến tranh ác liệt, nên cảm xúc trong người nhạc sĩ càng thêm dạt dào và tràn ngập sự yêu thương đối với con người, mang theo mong ước được trở về thời đất nước còn bình yên.

Trịch Công Sơn và những ngày hát rong trên phố cùng bạn diễn.

Bố mất sớm, ông sống cùng mẹ và 7 người em. Là anh cả trong gia đình, Trịnh Công Sơn bối rối không biết phải làm thế nào. Ông nghiêm khắc, coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em phải biết cách cư xử thật lễ độ với người lớn. Đôi khi, Trịnh Công Sơn có chia sẻ với các em sự hối hận của mình sau những lần đánh phạt “Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết phải làm sao”.

Sau này, khi đã trưởng thành hơn Trịnh Công Sơn mới hiểu rằng “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời.” Tức là, sống phải dùng tình yêu để cảm hóa, con người phải dùng tình cảm để đối xử với nhau, tự cứu rỗi số phận trong dòng đời nghiệt ngã.

Trịnh Công Sơn tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Âm nhạc được viết bằng nỗi đau, nhưng nó sẽ là ‘vị thuốc’ tốt để chữa lành mọi vết thương lòng

Được mệnh danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan Baez ở Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, ông theo đuổi chủ nghĩa tự do, chung chung khác với mọi người. Nhưng rất nhiều người nói rằng ông chỉ làm nhạc trong vùng tạm chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính Cộng Hòa đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của ông. Đây thật sự là điều khác lạ, chỉ có Trịnh Công Sơn mới có thể cảm hóa con người bằng âm nhạc.

Trịnh Công Sơn (phải) và nhạc sĩ Nam Cao (trái).

Ngoài nhạc phản chiến, đa phần đề tài mà Trịnh Công Sơn hướng tới điều nói về tình yêu, nhưng ‘yêu’ ở đây là giữa con người với con người, không phân biệt đôi lứa, tuổi tác hay dân tộc. Những giai điệu buồn, cảm giác cô đơn, lẻ loi như Sương đêm, Ướt mi hay những khúc tình ca ly biệt, sầu đau như Diễm Xưa, Biển Nhớ…

Nhạc sĩ Phạm Duy Cẩn từng nói về âm nhạc của Trịnh Công Sơn như sau “Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng… Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi… Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn… Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn!”

Trịnh Công Sơn và diễn viên điện ảnh Phương Thanh.

Trịnh Công Sơn không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn được biết tới trên nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Ông được trao giải thưởng Đĩa Vàng (phát hành trên 2 triệu đĩa) ở Nhật Bản, giải nhất của cuộc thi ‘Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh’. Trịnh Công Sơn còn đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát Xin trả nợ người, Sóng về đâu, Em đi bỏ lại con đường,… và hàng loạt giải thưởng nghệ thuật khác.

Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường , vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Để lại bao nhiêu nuối tiếc của người hâm mộ. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều dùng ngày này làm ngày tưởng niệm.

Chàng nhạc sĩ từ thời trẻ đã mang trong người máu đam mê nghệ thuật.

Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

  • Họ và tên: Trịnh Công Sơn
  • Sinh nhật: Ngày 28 tháng 2 năm 1939
  • Năm mất: Ngày 1 tháng 4 năm 2001
  • Nguyên quán: Thừa Thiên Huế, Việt Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Học vấn: Tốt nghiệp trường  Sư phạm Quy Nhơn; trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau.
  • Nghề nghiệp: Nhạc công, diễn viên, nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, nhà thơ…
  • Năm hoạt động: 1959 – 2001

Xem thêm tin bài liên quan:

• Trịnh trong tôi

Tác giả Nguyễn Hồ Thiên Kim

“Viết để cảm, viết để thấu hiểu và viết để làm đẹp cho đời, mỗi chúng ta đều là những nhân tố giúp cho cuộc sống này thêm thi vị và hạnh phúc hơn. Cám ơn bạn đã ghé thăm và xem bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.”

Đạo diễn Việt Linh – ‘Nữ tướng’ đem điện ảnh Việt vươn xa ra thế giới?

Đặng Thái Sơn – niềm kiêu hãnh của người Việt Nam ‘yêu nhạc cổ điển’