in

Nhạc viện Hà Nội – nơi giao thoa ‘âm nhạc Việt Nam và thế giới’

, 19/08/2021 | 08:08

(Nguoinoitieng.vn) – Nhạc viện Hà Nội hay còn được biết đến với cái tên Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đây là cái nôi đã sản sinh ra bao thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng. Bệ phóng từ Nhạc viên giúp họ vươn cao, bay xa hơn trên con đường nghệ thuật. Nhạc viện Hà Nội là nhân chứng thời gian cho những con người đã trưởng thành từ đây.

Nhạc viện Hà Nội là một trong những ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam được thành lập. Nó được đưa vào hoạt động từ năm 1956, sau 10 năm miền Bắc giải phóng. 

Ngôi trường có tuổi thọ lâu đời được xem là nơi đào tạo và cho ra lò bao thế hệ nghệ sĩ.

Hiện nay, trường thực hiện ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Học viện là trung tâm âm nhạc lớn và uy tín nhất Việt Nam.

Sứ mệnh cao đẹp mang trên vai Nhạc viện Hà Nội

Ngôi trường mang trên mình sứ mệnh truyền bá văn hóa dân tộc, nâng cao hơn nữa tinh thần yêu quê hương, đất nước, con người và nền nghệ thuật nước nhà. 

Mở rộng ra chính là đưa nền âm nhạc truyền thống Việt Nam được duy trì, phát triển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Bảo tồn và phát huy toàn bộ tinh hoa văn hóa cổ nhạc lên một tầm cao mới. 

Chứng nhân lịch sử một thời kỳ kháng chiến hào hùng

Trường được thành lập vào năm 1956, tức trong giai đoạn kiến thiết, phục hưng miền Bắc sau thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ này, những văn nghệ sĩ xuất thân từ Nhạc viện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân miền Bắc. 

Tuy nhiên, song song đó, tại chiến trường miền Nam đang phải đối mặt với kháng chiến chống Mỹ. Mưa bom lửa đạn tại đây vô cùng ác liệt. Sự chi viện ở miền Bắc là vô cùng quý báu. 

Ngoài lương thực, thực phẩm, những người nghệ sĩ miền Bắc cũng xung phong vào Nam tiếp viện. Họ công tác trong đoàn văn công, phục vụ văn nghệ nơi thao trường hay làm việc trong các đài phát thanh. 

Trong đó, số lượng đông đảo nhất thuộc về sinh viên, giảng viên Nhạc viện Hà Nội. Họ là những người nhiệt tình, năng nổ nhất trong công tác tình nguyện. 

Những người thanh niên xung phong năm ấy cùng với ngôi trường vĩ đại này là ‘chứng nhân lịch sử’ của một thời hào hùng đó. 

Cái nôi đào tạo ra những bậc ‘vĩ nhân’

Trường học là nơi học tập, trao đổi, nghiên cứu kiến thức văn hóa chuyên môn. Với Nhạc viện Hà Nội cũng vậy. Bao thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ hay nghệ sĩ chơi nhạc đều được sản sinh từ ngôi trường lớn nhất nước này. 

Hệ thống đào tạo với sự giảng dạy của hơn 200 giảng viên, trong đó bao gồm 19 Giáo sư, Phó giáo sư, 14 Tiến sĩ, 3 Nhà giáo nhân dân, 26 Nhà giáo ưu tú, 8 Nghệ sĩ nhân dân, 28 Nghệ sĩ ưu tú. 

Đây đều là những nhà hoạt động âm nhạc đầu ngành với nhiều kinh nghiệm và uy tín lớn. Họ nhận được sự tôn trọng của bao lớp học viên.

Số lượng đào tạo mỗi năm của Nhạc viện lên đến hơn 1500 học viên. Trong số đó, có vô số người thành danh, trở thành tượng đài của sân khấu âm nhạc nước nhà. Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội là nơi duy nhất tại Việt Nam được phép đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ âm nhạc. 

Cầu nối gắn kết nền văn hóa, truyền tải nghệ thuật dân tộc đi ra năm châu

Ngoài sinh viên Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội còn đón nhận nhiều du học sinh nước ngoài đến học tập và làm việc. Cách thức trao đổi học sinh này vừa mang lại hiệu quả giao thoa văn hóa, vừa góp phần mang âm nhạc tinh túy của dân tộc lan tỏa sang nhiều quốc gia khác nhau.

Ngoài Lào, Campuchia, Thụy Điển, Hàn Quốc hay Nhật Bản, Học viện còn liên kết đào tạo sau Đại Học với Úc. Cơ sở âm nhạc liên tục mở rộng quy mô đào tạo, liên thông, cho phép văn hóa các nước được du nhập vào Việt Nam. Chính những chính sách quan trọng này giúp ngôi trường phát huy tối đa tiềm lực và vai trò của mình đối với nền nghệ thuật nước nhà. 

Sân khấu hoa lệ, nơi tỏa sáng của bao thế hệ nghệ sĩ tài năng

Ngoài đào tạo, tại Nhạc Viện Hà Nội còn tổ chức các buổi diễn văn nghệ. Đây là nơi trình diễn của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Các chương trình âm nhạc mang tính nhân văn, nghệ thuật lớn tạo tiếng vang mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. 

Đối với các nghệ sĩ trong nước, được biểu diễn tại sân khấu của Nhạc Viện Hà Nội là một trong những niềm vinh dự cực kỳ lớn lao.

Hàng năm có hàng chục phái đoàn âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhạc viện Quốc gia Moskva mang tên Tchaikovsky, Nhạc viện Trung Quốc – Bắc Kinh hay Nhạc viện Quốc gia Paris của Pháp, Nhạc viện trường Đại học Tổng hợp Queensland của Úc… đều là những khách mời vinh dự của Nhạc Viện Hà Nội.

Xem thêm: Thông tin chung về Nhạc Viện Hà Nội

  • Tên chính thức: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Loại hình: Đại học Nghệ thuật
  • Thành Lập: 1956
  • Địa chỉ: 77 Phố Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Giám đốc: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
  • Website: Nhạc viện Hà Nội

Cơ cấu bộ máy

  • Đơn vị trực thuộc
  • Viện Âm nhạc
  • Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng âm nhạc
  • Trung tâm Tổ chức biểu diễn
  • Trung tâm Thông tin – Thư viện
  • Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội
  • Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam

Hệ thống khoa

  • Khoa Âm nhạc truyền thống
  • Khoa Piano
  • Khoa Jazz
  • Khoa Dây
  • Khoa Kèn – Gõ
  • Khoa Accordion – Guitar – Keyboard
  • Khoa Kèn
  • Khoa Thanh nhạc
  • Khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy
  • Khoa Kiến thức âm nhạc
  • Khoa Kiến thức đại cương
  • Khoa Văn hóa

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Top 10 ‘đóa hồng rực rỡ’ đại học Bách khoa Hà Nội

Du Uyên – hành trình từ ca sĩ cover đến ‘giai nhân’ của Đạt G