in

Cố NSND Trung Kiên – ‘bậc thầy tài hoa của những bậc thầy tài hoa’

, 23/08/2021 | 11:11

(Nguoinoitieng.vn) – Nhắc đến nền âm nhạc Việt Nam giai đoạn trước, bạn không thể nào bỏ qua những cái tên tiêu biểu. Họ là những người có cống hiến lớn lao trong công cuộc kiến thiết nghệ thuật nước nhà. Một trong số đó chính là cố Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên – Người cha tài hoa của nam nhạc sĩ Quốc Trung.

Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 5 tháng 11 năm 1939 tại Kiến Xương, Thái Bình. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin trong suốt 10 năm kể từ năm 1992. 

Cố NSND Trung Kiên - ‘bậc thầy tài hoa của những bậc thầy tài hoa’.
Cố NSND Trung Kiên – ‘bậc thầy tài hoa của những bậc thầy tài hoa’.

Trong suốt sự nghiệp chói lòa của mình, Nghệ sĩ Trung Kiên đã ghi nhiều dấu ấn đặc sắc. Ông là ‘cây đại thụ’ của nền âm nhạc nước ta. Năm 1984, Nghệ sĩ Trung Kiên được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Đến năm 2001, ông tiếp tục được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân. 

Người con của nhà lão thành Cách mạng

Chúng ta hầu như ai cũng biết, nghệ sĩ Trung Kiên là cha ruột của nam nhạc sĩ tài hoa Quốc Trung. Nhưng ít ai biết rằng, Trung Kiên lại là con của nhà Cách mạng lỗi lạc Nguyễn Danh Đới.

Nguyễn Danh Đới là người có nhiều cống hiến cho công cuộc kháng chiến của nước nhà. Ông từng bị địch bắt nhiều lần và tiêm thuốc độc dẫn đến bại liệt và tử vong trong nhà tù Bắc Mê, Hà Giang khi Trung Kiên chỉ là cậu bé vừa tròn 2 tuổi.

NSND Trung Kiên - người con của nhà lão thành Cách mạng lỗi lạc Nguyễn Danh Đới.
NSND Trung Kiên – người con của nhà lão thành Cách mạng lỗi lạc Nguyễn Danh Đới.

Ký ức về người cha khi ấy đối với cậu vô cùng mơ hồ. Nhưng sự hy sinh cao cả ấy của ông đã góp phần hình thành nên một ‘nhân cách lớn’ như nghệ sĩ Trung Kiên.

Tiếp bước con đường dang dở mà người cha để lại, Trung Kiên phục vụ và cống hiến cả cuộc đời của mình cho quê hương Việt Nam.

‘Tượng đài’ của nền âm nhạc Việt Nam

Học hết cấp 3, nghệ sĩ Trung Kiên theo học Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nhờ vào thành tích học tập xuất sắc cùng năng khiếu thiên bẩm, Trung Kiên được cử sang Ukraine du học để tiếp thu tinh hoa văn hóa nước bạn. 

Trở về quê hương sau khi tu nghiệp thành tài, nghệ sĩ tích cực tham gia vào công tác biểu diễn. Ông lấy nguồn cảm hứng về thời cuộc nhiễu nhương của nước nhà cùng hình ảnh người cha đã khuất để làm điểm tựa cho các tác phẩm của mình. 

NSND Trung Kiên - Cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam.
Cố NSND Trung Kiên – Cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam.

NSND Trung Kiên cùng với lớp NSND đời đầu như Quý Dương, Kiều Hưng, Trần Hiếu, Thanh Huyền tạo nên một thế hệ tài danh của nghệ thuật Việt Nam. Họ cùng nhau kháng chiến, cùng nhau trưởng thành trong giọng hát và lời ca.

Ngày ấy, thế hệ nghệ sĩ không có sân khấu với ánh đèn lấp lánh, không có phục trang biểu diễn xa hoa. Tất cả chỉ là cái chòi tạm bợ nơi chiến khu, nơi mưa bom lửa đạn chẳng lấn át được tiếng hát vút cao của lính cụ Hồ. 

Ấy thế mà lớp nghệ sĩ ‘thế hệ Vàng’ ngày ấy vẫn thăng hoa trong âm nhạc, họ sống bằng niềm tin yêu của khán giả, của đồng bào.
Ấy thế mà lớp nghệ sĩ ‘thế hệ Vàng’ ngày ấy vẫn thăng hoa trong âm nhạc, họ sống bằng niềm tin yêu của khán giả, của đồng bào. 

Ấy thế mà lớp nghệ sĩ ‘thế hệ Vàng’ ngày ấy vẫn thăng hoa trong âm nhạc, họ sống bằng niềm tin yêu của khán giả, của đồng bào. 

Có lẽ chính vì thế mà những ca khúc của Trung Kiên trong giai đoạn này đặc biệt sâu lắng, không kém khí thế hào hùng. Nó là một chất xúc tác đặc biệt chạm vào tận đáy trái tim người nghe. Điều mà đến nay không phải nghệ sĩ nào cũng làm được. Ông chính là giọng nam cao hiếm có mà âm nhạc Việt Nam từng sản sinh ra. 

Nhắc đến NSND Trung Kiên, người ta sẽ nghĩ ngay đến các bản nhạc sống cùng năm tháng. Đó là Chào sông Mã, Quảng Bình quê ta ơi, Người chiến sĩ ấy, Tình ca hay Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Đất nước trọn niềm vui, Bài ca Trường Sơn. Thế hệ ‘nhạc Đỏ’ năm ấy vang danh đến tận ngày nay. 

Người ‘thầy’ nâng bước cho bao lớp nghệ sĩ tài hoa

Đối với những nghệ sĩ nổi tiếng sau này như NSND Lê Dung, Bích Thủy, Đăng Dương hay Phương Nga, NSND Trung Kiên được xem là bậc thầy ‘vĩ đại’ của họ. Nhờ vào sự chỉ dẫn của ông, họ được tỏa sáng hơn, vang danh hơn trên bản đồ âm nhạc nước nhà.

 Nghệ sĩ Đăng Dương tâm sự: “Thầy đã dành cả cuộc đời mình cho nền thanh nhạc nước nhà. Thầy đã cống hiến đến tận hơi thở cuối cùng cho các lớp học sinh của mình”.
Nghệ sĩ Đăng Dương tâm sự: “Thầy đã dành cả cuộc đời mình cho nền thanh nhạc nước nhà. Thầy đã cống hiến đến tận hơi thở cuối cùng cho các lớp học sinh của mình”.

Nghệ sĩ Đăng Dương tâm sự: “Thầy đã dành cả cuộc đời mình cho nền thanh nhạc nước nhà. Thầy đã cống hiến đến tận hơi thở cuối cùng cho các lớp học sinh của mình”.

Có thể nói, NSND Trung Kiên chính là ‘ân nhân’, người dìu dắt cho bao thế hệ học sinh thành danh. Ông giúp họ hoàn thiện cả về kỹ năng sân khấu lẫn sự trưởng thành trong tâm hồn. Để khi nhìn lại, ai nấy đều kính cẩn dâng lên người lời ‘cảm ơn’ chân thành nhất. 

Cuộc đời của người đàn ông mẫu mực

Nghệ sĩ Trung Kiên từng kết hôn với người vợ đầu tiên là giảng viên Nhạc Viện Hà Nội Thanh Nga. Họ có một người con trai chung chính là nhạc sĩ tài hoa Quốc Trung bây giờ. 

Cố NSND Trung Kiên song ca cùng "con dâu" Diva Thanh Lam.
Cố NSND Trung Kiên song ca cùng “con dâu” Diva Thanh Lam.

Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi để lại bao niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại. ‘Nhất dạ phu thê bách dạ ân’ đối với Trung Kiên, đó là sự mất mát rất lớn mà chẳng có gì bù đắp được.

Những năm cuối đời, nghệ sĩ Trung Kiên kết hôn với người vợ thứ hai là Giáo sư – Tiến sĩ – Nhà giáo Nhân dân – Nghệ sĩ Nhân dân – Anh hùng lao động – Nghệ sĩ Piano Trần Bạch Thu Hà. Bà chính là nốt nhạc hoàn hảo khỏa lấp cho sự trống vắng trong tâm hồn người nhạc sĩ đã có quá nhiều vết cắt.

Sự ra đi của một ‘nhân cách lớn’ là niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại

Đầu năm 2021, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên ra đi đột ngột tại nhà riêng. Chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả nỗi mất mát quá lớn này. Nghệ thuật Việt Nam đã mất đi một ‘nhân cách lớn’ mà không gì có thể thay thế được.

Ca sĩ Trọng Tấn, thế hệ con cháu, học trò của cố nghệ sĩ Trung Kiên bộc bạch: “Cái luôn luôn yêu thương trân trọng ở thầy là kể cả tôi hay nhiều người khác khi đã có sự thành công nhất định thầy đều trân trọng coi như những người bạn chứ không phải chỉ là học trò”.

Riêng với NSND Thu Hiền: “NSND Trung Kiên vừa là người thầy, vừa là anh, vừa là đồng nghiệp, người đồng hương Thái Bình đáng kính”.

Xem thêm: Tiểu sử của nghệ sĩ Trung Kiên

  • Họ và tên: Nguyễn Trung Kiên
  • Sinh nhật: 05.11.1939
  • Ngày mất: 27.01.2021
  • Dân tộc: Kinh
  • Nguyên quán: Kiến Xương, Thái Bình
  • Học vấn: Trường Âm nhạc Việt Nam
  • Nghề nghiệp: Ca sĩ – Giáo sư

Tác giả Nguyễn Hồ Thiên Kim

“Viết để cảm, viết để thấu hiểu và viết để làm đẹp cho đời, mỗi chúng ta đều là những nhân tố giúp cho cuộc sống này thêm thi vị và hạnh phúc hơn. Cám ơn bạn đã ghé thăm và xem bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.”

Tô Văn Vũ – hành trình từ ‘cậu bé đánh giày’ trở thành ‘chân sút số một’ của Becamex Bình Dương

Thầy giáo Dương Hà và kết tinh của hành trình ‘lan tỏa’ tình yêu bộ môn Hóa học?