ca-si-ha-vy
in

Sống lại tuổi học trò hoa mộng với Hạ Vy, qua nhạc phẩm bolero mới của nhạc sĩ Hoàng Long

, 07/09/2020 | 12:29

(Nguoinoitieng.vn) – Là một người trẻ đam mê dòng nhạc xưa, tôi luôn tìm thấy những khoảng lặng thật yên bình khi đắm mình vào giai điệu và những ca từ đầy hoài niệm. Âm nhạc là thứ có thể lấp đầy mọi khoảng trống trong cuộc sống của tôi, và tôi tin đối với nhiều người cũng như vậy.

Ra trường được ba năm, trải qua nhiều biến cố của cuộc đời, tôi trở nên hoài cổ hơn. Tôi hay nhớ về những kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò nhiều hoa mộng. Ở Việt Nam bây giờ cũng đã bắt đầu một năm học mới rồi, tôi nghe những ký ức sống dậy mãnh liệt.

Nhà biên soạn Đào Thanh Đức

“Tôi tự xoa dịu mình bằng những ca khúc bolero về tuổi học trò như Nỗi buồn hoa phượng, Hạ thương, Lưu bút ngày xanh, Ba tháng tạ từ, Trường cũ tình xưa…”

Bolero huyền thoại với giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của ca sĩ Hạ Vy?

Cách đây vài hôm có cô bạn gửi cho tôi link một bài hát kèm lời nhắn: “Cậu nghe thử đi, tớ tin cậu sẽ thích. Tớ đã nghe và vô cùng xúc động!”. Tôi nhấp vào đường link kèm một chút tò mò. À thì ra là kênh YouTube của ca sĩ Hạ Vy.

Tôi không xa lạ gì với Hạ Vy – một giọng hát bolero truyền cảm, ngọt ngào và đầy kỷ niệm. Có thể nói 90% bài hát Hạ Vy từng thể hiện tôi đều đã nghe qua, nhưng bài hát này khiến tôi có một chút ngập ngừng…

MV Thương hoài lưu bút học trò – Production DS Studio

Cái tên bài hát thoáng đọc thấy quen quen “Thương hoài lưu bút học trò” nhưng kỳ thực trong ký ức tôi hình như chưa nghe qua bao giờ. Những giai điệu đầu tiên vang lên, tôi bắt đầu thấy ngờ vực có gì đó rất quen nhưng cũng mới lạ, có gì đó rất xưa cũ nhưng cũng có chút gì đó rất mới mẻ trẻ trung và cái chất bolero ăn sâu trong máu tôi không thể lẫn đi đâu được.

Nghe qua một lượt bài hát tôi thật sự xúc động, những ca từ như thấm vào tim tôi, khiến tôi thật sự tò mò để dặn lòng phải tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc của bài hát?

Cha đẻ của nhạc phẩm Thương hoài lưu bút học trò – Nhạc sĩ Hoàng Long

Tôi thật bất ngờ khi biết đây là một ca khúc hoàn toàn mới, do một nhạc sĩ còn rất trẻ sáng tác theo thể điệu Bolero. Nhạc sĩ Hoàng Long là một cái tên hoàn toàn xa lạ với những người yêu thích bolero nguyên bản như tôi, nhưng tác phẩm đầu tay của chàng trai trẻ này lại rất xứng tầm bolero.

Tôi tin rằng hẳn chàng trai ấy phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống hiện tại, phải có những rung cảm thẩm mỹ đặc biệt mỗi khi hè sang mới có thể viết nên những ca từ và giai điệu tuyệt diệu đến thế.

Thương hoài lưu bút học trò.
“Cậu nghe thử bài Thương hoài lưu bút học trò đi, tớ tin cậu sẽ thích!”

Tôi đặc biệt thích câu mở đầu “Nắng xuân chưa tàn mà hè lại sang – Ngày vui chưa dứt đã vội dở dang”. Mùa hè đến vội vàng rồi ra đi cũng vội vã, tuổi học trò đôi khi vui còn chưa thỏa thì đã qua mất rồi…

Mùa hè năm nay lại càng đặc biệt khi nỗi buồn nhân gấp bội do ảnh hưởng của dịch bệnh, nỗi niềm xa cách nhớ thương như kéo dài lê thê đến vô tận. Nếu tính mùa hè theo niên học thì kỳ nghỉ hè năm nay kéo dài gần trọn 1 năm, lấn lướt cả “nắng xuân” mà cũng không hề nhượng bộ nàng thu vàng vọt.

Tôi tin rằng nếu giữ vững phong độ này và sáng tác đều tay hơn một chút, thì cái tên Hoàng Long biết đâu nay mai sẽ lẫy lừng trong giới nhạc sĩ. Thật ngạc nhiên khi nhạc sĩ Hoàng Long cũng từng rất thành công trong vai trò một họa sĩ, chuyên vẽ chân dung những nghệ sĩ mà anh chàng yêu thích.

Nhạc phẩm dường như được viết dành riêng cho ca sĩ Hạ Vy?

Tôi hoàn toàn hiểu vì sao nhạc sĩ Hoàng Long lại ưu ái, trao gửi đứa con tinh thần đầu tiên của mình cho ca sĩ Hạ Vy. Bài hát dường như được sáng tác riêng cho Hạ Vy khi mà cô sở hữu chất giọng bolero trữ tình vừa dịu dàng, trong trẻo lại vừa đằm thắm, e ấp như cô nữ sinh thuở mười sáu, mười bảy, đôi mươi.

Ca sĩ Hạ Vy - DS Studio Entertainment.
Ca sĩ Hạ Vy – DS Studio Entertainment.

Trong video, Hạ Vy trong vai một người phụ nữ đã trưởng thành. Mùa hè năm nay khiến cho những ký ức học trò thuở nào sống dậy mãnh liệt trong cô. Để tìm chút dư âm của ngày tháng cũ, người phụ nữ ấy đã mặc lại chiếc áo dài trắng năm nào về thăm trường cũ.

Hạ Vy đã lột tả xuất sắc tâm trạng của nhân vật, khi thì cô nép mình dưới những tàn cây xanh mát, khi thì dạo bước dọc những lối đi, có đôi lúc cô dừng lại nơi hàng ghế đá thân thuộc hôm nào… Hạ Vy nhẹ nhàng cất giọng trong nghẹn ngào như hát lên chính tâm sự của mình. Tôi tin rằng có sự đồng điệu không hề nhỏ giữa người nhạc sĩ và ca sĩ.

Nhạc sĩ Đồng Sơn đã kỳ công đưa bản nhạc đến với giới mộ điệu?

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công rực rỡ cho ca khúc này, là phần hòa âm quá xuất sắc. Được biết, ca sỹ Hạ Vy đã ký thác phần hòa âm này cho nhạc sĩ Đồng Sơn – một cái tên quá nổi tiếng trong lĩnh vực hòa âm phối khí, góp phần tạo nên sự thành công và tên tuổi của nhiều ca sỹ hải ngoại từ năm 1994 đến nay và hợp tác thường xuyên với các trung tâm âm nhạc hải ngoại nổi tiếng, như Thúy Nga, Tình Music, Vân Sơn, Diễm Xưa, Hải Âu, Ca Dao…

Không phụ kỳ vọng của ca sĩ cũng như người nhạc sĩ, Đồng Sơn đã tạo ra một bản hòa âm vừa mang âm hưởng dòng bolero trước năm 1975 nhưng vẫn rất “bắt tai” với chất hiện đại của dòng bolero đương thời.

Nhạc sĩ Đồng Sơn
Người kỳ công thổi hồn cho nhạc phẩm Thương hoài lưu bút học trò – Nhạc sĩ Đồng Sơn.

Cho nên không riêng gì tôi hay giới mộ điệu nhạc xưa mà ngay cả những bạn trẻ, những bạn học sinh bây giờ cũng sẽ bị ca khúc này chinh phục. Đồng Sơn đã rất kỳ công trở thành nhịp cầu đưa bản nhạc đến tai người nghe.

Ngoài ra, Đồng Sơn cũng chính là đạo diễn, điều phối quay phim, dựng hình… để tạo ra một MV chất lượng không khác gì với những sản phẩm của Trung tâm Thúy Nga. Điều đó cũng không có gì phải ngạc nhiên bởi người hòa âm và ca sĩ đều xuất thân từ Trung tâm Thúy Nga.

Có thể nói đây là một sự nỗ lực rất lớn, để cống hiến hết mình cho nghệ thuật của các nghệ sĩ, khi mà đại dịch Covid-19 vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp. MV được ra mắt lúc này lại càng đáng trân trọng để nhắc nhở mỗi chúng ta rằng hãy “Thương hoài lưu bút học trò”, thương hoài thời áo trắng hồn nhiên hoa mộng.

Thương hoài lưu bút học trò lyric
Thương hoài lưu bút học trò – Sáng tác Hoàng Long.

Đào Thanh Đức (biên soạn)

Tin bài liên quan:
> Sống lại tuổi học trò hoa mộng với Hạ Vy, qua nhạc phẩm bolero mới của nhạc sĩ Hoàng Long
> Nhạc sĩ Đồng Sơn – người mang hương hoa tường vi ‘Hạ Vy’ đi khắp muôn nơi?
> Ca sĩ Hạ Vy – đóa hoa tường vi ‘mong manh’ trong gió, có khắp muôn nơi?

Tác giả Đặng Xuân Tới

“Viết tử tế - viết thật hay, hoặc là không viết”
Câu nói đó tôi đã tự đặt ra và coi là giới hạn, là chuẩn mực theo đuổi của bản thân mình mỗi khi viết. Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Nhạc sĩ Phạm Trường – ‘ước nguyện’ về một Đà Nẵng chiến thắng đại dịch

Bùi Duy Đạt

Bùi Duy Đạt chàng trai trẻ tài năng, được mệnh danh là ‘trùm YouTube Ba Vì’