(Nguoinoitieng.vn) – Với hơn 70 năm sự nghiệp, nhạc sĩ Phạm Duy được coi là “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt Nam, người khởi xướng và định hướng cho nền tân nhạc Việt. Những bản tình ca bất hủ của người nhạc sĩ tài danh này vẫn luôn đọng mãi trong lòng người hâm mộ nhiều thế hệ.
Tiểu sử nhạc sĩ Phạm Duy
- Tên khai sinh: Phạm Duy Cẩn
- Nghệ danh: Phạm Duy
- Ông sinh ngày: 05.10.1921
- Ông mất ngày: 27.01.2013 (hưởng dương 92 năm)
- Quê quán: Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc
- Thể loại sáng tác: Nhạc dân ca phát triển, nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954 – 1975, nhạc trẻ, nhạc vàng, nhạc thiếu nhi.
Con đường khởi xướng nền tân nhạc Việt của nhạc sĩ Phạm Duy
Có thể nói trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy như một nét chấm phá đầy ấn tượng. Thi sĩ Uyên Sa từng nói: “Viên kim cương có ngàn mặt và Phạm Duy có ngàn lời ca”.
Vị nhạc sĩ tài ba này bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò là ca sĩ hát Tân nhạc trong một gánh hát cải lương. Và chính gánh hát này như một bước đệm, nâng cánh để ông phát triển hơn trong sự nghiệp, đưa tân nhạc tới từng vùng đất nước. |
Thời điểm này ông đã gặp được nhiều tên tuổi lớn như nhạc sĩ Lê Thương, thi sĩ Lưu Trong Lư, nhạc sĩ Văn Cao…
Trong những chuyến lưu diễn, Phạm Duy đã đem giọng hát của mình đi phục vụ anh chị em chiến sĩ. Vì vậy mà họa sĩ Tạ Tỵ đã từng ca ngợi giọng hát của Phạm Duy chính là tiếng thét oai hùng của một thế hệ thanh niên đã ý thức được vai trò của mình trong lịch sử.
Ở thời kỳ phong trào Tân nhạc nở rộ, ông đã khởi nghiệp sáng tác năm 1942 với ca khúc đầu tay là Cô hái mơ, phổ từ thơ Nguyễn Bính. Cùng với đó là hàng loạt tình khúc lãng mạn như Tình kỹ nữ, Cây đàn bỏ quên, Tiếng bước trên đường khuya, Khối tình Trường Chi.
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng cho ra đời nhiều sáng tác thể loại hùng ca trong thời chiến như Gươm tráng sĩ, Nợ xương máu, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh.
Đến năm 1947, ông bắt đầu sáng tác những ca khúc mang âm hưởng dân ca như Ru con, Nhớ người ra đi, Nương chiều, Tiếng hát sông Lô.
Trong thời kỳ chiến tranh, nhạc sĩ Phạm Duy chủ yếu phát triển sự nghiệp tại miền Nam và đây cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của ông với nhiều ca khúc gắn với nhiều đề tài mới mẻ.
Thời điểm này, ông viết nhiều ca khúc về tình yêu đôi lứa với những cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố như Đường em đi, Còn gì nữa đâu, Thương tình ca, Đừng xa nhau.
Trong giai đoạn này, một thể loại cũng đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với người yêu nhạc là những ca khúc nói về tâm tư người lính, người dân như Khi tôi về, Kỷ vật cho em, Chuyện hai người lính, Giọt mưa trên lá… |
Đến năm 1975, nhạc sĩ Phạm Duy rời Việt Nam sang Mỹ. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình với các bài hát nói về hành trình lưu vong ở hải ngoại của người Việt.
Đến năm 2005, ông chính thức trở về Việt Nam định cư đến cuối đời.
Có thể nói, Phạm Duy là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam có tài năng sáng tác được nhiều thể loại, từ nhạc thiếu nhi, nhạc tình đôi lứa đến nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, nhạc tâm tư, trường ca, rong ca, đạo ca… Tất cả đều mang nét đặc trưng trong ca từ mà chỉ ông mới thể hiện được cái tình của nó.
Nhạc sĩ Phạm Duy trong mắt bạn bè, đồng nghiệp
Trong mắt bạn bè và đồng nghiệp, nhạc sĩ Phạm Duy luôn tràn đầy năng lượng sống và sáng tạo. Chính những ca khúc của ông đã khơi dậy bao cảm xúc, đó là sự hòa quyện giữa tâm hồn thuần Việt với phong cách hiện đại, tây phương.
Ông đã khéo léo kết hợp tài tình giữa sự tinh tế, điệu nghệ của tâm thức dân ca với sự đa tình, hào hoa của tân nhạc.
Khi nói về ông, họa sĩ Tạ Tỵ đã từng ưu ái nói: “Phạm Duy, hai chữ đó là tên gọi, kỳ lạ thay, cũng là huyền thoại ngay trong thời gian có Duy góp mặt”.
Nhạc sĩ Tô Hải cũng chia sẻ: “Phạm Duy là người nhạc sĩ có khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị nhất Việt Nam đến ngàn đời còn lưu lại với sử xanh”. |
Trong khi đó, với ca sĩ Tuấn Ngọc thì “Ông là người nhạc sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam”.
Xem thêm tin bài liên quan:
• Một thể kỷ ‘nhạc Phạm Duy’ |