in

Nhạc sĩ Nguyễn Cường – người con Hà nội mê đắm mảnh đất Tây nguyên

, 15/08/2021 | 10:10

Nếu chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài, có lẽ sẽ không ít người tưởng lầm rằng nhạc sĩ Nguyễn Cường được sinh ra ngay ở vùng đất đầy nắng đầy gió Tây Nguyên. Lầm vì phong cách phóng khoáng đầy tự do của ông, và vì những tác phẩm âm nhạc viết về Tây Nguyên đã làm nên tên tuổi của người nhạc sĩ. Thế nhưng không, nhạc sĩ Nguyễn Cường lại có xuất thân từ phố cổ Hà Nội.

Gia đình trung lưu, “chàng trai Phố cổ” giữa đất Thủ đô hoa lệ

Nhạc sĩ Nguyễn Cường sinh năm 1943 trong một gia đình trung lưu, nhà ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Cha của ông là cụ Nguyễn Quang Hộ, sinh ra trong thời kỳ Pháp thuộc, từng là phi công thuộc hãng hàng không Air France. Ông đã tử nạn trong một chuyến bay dân dụng vào năm 1953 tại Sơn Trà (Đà Nẵng) vì máy bay đâm phải núi. Cho đến thời điểm hiện tại, vợ của ông Nguyễn Quang Hộ, tức mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Cường là cụ Nguyễn Thị Nhung vẫn được hưởng lương trợ cấp từ Pháp gửi về sau cái chết của chồng/cha.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường còn có 1 em trai và 3 em gái. Trong đó, em gái thứ 3 – Thu Hằng – chính là vợ của nhà sử học Dương Trung Quốc. Gia đình nhà ngoại của ông đã có 5 đời sinh sống tại Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường – Người con của đất Hà Nội.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường – Người con của đất Hà Nội.

Vài nét sơ lược về nhạc sĩ Nguyễn Cường

  • Tên thật:         Nguyễn Mạnh Cường
  • Năm sinh:       1/12/1943
  • Nghề nghiệp   Nhạc sĩ
  • Thể loại           Nhạc nhẹ, nhạc Tây Nguyên

Một số tác phẩm:

  • Bao la buồn
  • Bến có còn sông
  • Bến Giằng
  • Bi ca trọng thủy
  • Chỉ là mơ anh
  • Em hát thương ai
  • Em không vào chùa
  • Em muốn sống bên anh trọn đời (1989)
  • H’Linh em ở đâu?
  • Nhớ tuổi thơ Hà Nội (1986)
  • Ơi M’Drak (1984)
  • Say trăng
  • Thành phố miền quan họ (Thơ: Giáp Đình Chiến)
  • Chiều có em Đồng Văn
  • Cho tình yêu bay lên bồng bềnh
  • Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột
  • Diều ơi, cho em bay
  • Đàn cầm dây vũ dây văn
  • Để em mơ
  • Đêm xoang Tây Nguyên
  • Độc thoại thị màu
  • Độc thoại phù sa
  • Đợi anh mãi
  • Đôi mắt Pleiku (1994)
  • Em hát thương ai
  • Em không vào chùa
  • Em muốn sống bên anh trọn đời (1989)
  • H’Linh em ở đâu?
  • H’zen lên rẫy (Hơ Ren Lên Rẫy) (1981)
  • Hà Nội tôiHát ruHò biển (1974)
  • Hoa biểnLy café ban mê
  • Mái đình làng biển
  • Một nét ca trù ngày xuân (1984)
  • Ngã sáu ban mê
  • Nghiêng nghiêng rừng chiều

Con đường sự nghiệp giữa thời chiến tranh bạo loạn

Sinh ra trong một gia đình khá giả nên khi vừa bước sang tuổi 16, chàng thiếu niên Nguyễn Cường năm nào đã thi đậu vào trường Trung cấp Âm nhạc Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông bước chân vào con đường theo đuổi nghệ thuật âm nhạc của mình bằng sự khởi đầu với Violoncelle (trung hồ cầm).

Tuy nhiên, chỉ học được vài tuần thì gia đình của ông bị liệt vào diện “gia đình tư sản”, bị tịch thu hết tài sản. Bản thân nhạc sĩ Nguyễn Cường ở thời điểm đó cũng bị cắt luôn học bổng, nguồn viện trợ từ gia đình và hằng ngày phải sống nhờ vào suất cơm của bạn bè.

Không nản chí, năm 1965, ông vẫn tốt nghiệp và được phân công luôn về Đoàn Ca múa Tây Nguyên (nay là Đoàn Ca múa Đam San).
Không nản chí, năm 1965, ông vẫn tốt nghiệp và được phân công luôn về Đoàn Ca múa Tây Nguyên (nay là Đoàn Ca múa Đam San).

Không nản chí, năm 1965, ông vẫn tốt nghiệp và được phân công luôn về Đoàn Ca múa Tây Nguyên (nay là Đoàn Ca múa Đam San). Có lẽ đây chính là khởi nguồn tạo ra “mối duyên nợ” cho nhạc sĩ Nguyễn Cường và dòng nhạc Tây Nguyên.

Trong suốt khoảng thời gian khá dài tiếp theo, ông không có quá nhiều dấu mốc trong sự nghiệp. Mãi cho đến tháng 5 năm 1980, chiến tranh nước ta chấm dứt, ông cũng đã tốt nghiệp khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội. Bắt đầu từ đâu, ông cùng một nhóm các nhạc sĩ, trong đó có Trần Tiến đã nhận lời mời về sáng tác cho Đoàn Ca múa Đắk Lắk.

Chính trong khoảng thời gian này, ông đã bị cái nắng gió, cà phê, núi rừng, tiếng cồng chiêng và phong cách khoáng đạt của con người Tây Nguyên cuốn hút. Bắt đầu từ đây, nhạc sĩ Nguyễn Cường liên tục cho ra đời hàng loạt những tác phẩm âm nhạc mang đậm màu sắc vùng đất Tây Nguyên.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường luôn xuất hiện trước công chúng với một phong cách rất… Tây Nguyên, giống như chất nhạc đầy phóng khoáng của ông vâỵ.

“Cha đẻ” của những ca khúc về Tây Nguyên nhưng vẫn có một Nguyễn Cường rất “biển cả và phố đời”

Nhạc sĩ Nguyễn Cường được công nhận là rất thành công trong việc thêu dệt đậm chất liệu Tây Nguyên vào trong âm nhạc, dù ông chẳng hề nhắc đến hai từ “Tây Nguyên” một lần nào. Người ta vô cùng ấn tượng với Ly cà phê Ban Mê, Đôi mắt Pleiku, H’Ren lên rẫy, Em muốn sống bên anh trọn đời… Nhưng song song với đó, người con Hà Nội này vẫn có những bản ca trữ tình miền sông Hồng như ở Hò biển, Tôi về đây nghe sóng, hay Mái đình làng biển.

Đôi khi, ông còn “hoài cổ” với “Một nét ca trù ngày xuân” có tiết tấu ca trù nhưng mang nét rất hiện đại, độc đáo hiếm có. Nhạc sĩ Nguyễn Cường được ưu ái gọi tên trong “Bộ tứ sông Hồng” gồm có Nguyễn Cường, Trần Tiến, Dương Thụ, Phó Đức Phương.

Chân dung “Tứ quái sông Hồng”.
Chân dung “Tứ quái sông Hồng”.

“Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tuổi tác”

Xét cả về phong cách ngoại hình và tính cách thể hiện, có thể ít ai nghĩ rằng vị nhạc sĩ đáng kính này đến nay đã ngót nghét gần tám chục tuổi, cái tuổi mà hầu hết mọi người đã chấp nhận lui về cuộc sống an nhàn, hưởng thụ cuộc đời. Thế nhưng, với nhạc sĩ Nguyễn Cường thì ông vẫn tỏ ra mình còn vô cùng sung sức với nghề, với đời.

Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tuổi tác cả. Mỗi ngày tôi vẫn tập yoga buổi sáng, vẫn bơi 500m đều đặn, vẫn sáng tác không ngừng nghỉ…” – Nhạc sĩ hào hứng kể. “Tôi cũng chưa thoả mãn hết với những tác phẩm nhạc pop, rock của mình, tôi còn muốn hướng đến nhạc giao hưởng, hàn lâm nữa” – Ông cho biết thêm.

Thỉnh thoảng, nhạc sĩ Nguyễn Cường vẫn lục lại một vài bài phỏng vấn báo chí viết về mình từ mấy chục năm trước để nhìn lại và so sánh, đánh giá với thực tế hiện tại xem có gì thú vị hay không. Ông vẫn hết sức lạc quan và vui vẻ hưởng thụ cuộc sống theo cách của riêng mình.

“Hiện tại tôi vẫn cảm thấy mình sung sức lắm. Nếu ai có yêu cầu âm nhạc thì cứ bóc lột tôi đi! Tôi vẫn còn sức khoẻ, còn sức sáng tác, lại có kinh nghiệm để tiếp tục đồng hành ở con đường này” – Nhạc sĩ Nguyễn Cường cười lớn và chia sẻ.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: “Tôi còn khoẻ, hãy cứ bóc lột tôi đi!”.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ca sĩ Quang Hà – Đại gia ‘ngầm’ trong showbiz Việt

Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa – ‘Phù thủy tạo Hit’ của làng nhạc Việt