in

Cố nhạc sĩ Văn Cao và sự nghiệp âm nhạc vang dội cùng ‘bản hùng ca sông núi’

, 21/09/2021 | 09:09

(Nguoinoitieng.vn) – Hình ảnh của nhạc sĩ Văn Cao luôn gắn liền với bài hát Tiến quân ca, bản quốc ca mang hồn thiêng sông núi nước Việt, báu vật tinh thần của toàn dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy qua bao thế hệ, hình ảnh của ông và ca khúc Tiến quân ca vẫn mãi ngân vang trong trái tim người Việt.

Tiểu sử nhạc sĩ Văn Cao

  • Tên thật: Nguyễn Văn Cao
  • Ông sinh ngày: 15.11.1923
  • Ông mất ngày 10.07.1995 (hưởng dương 72 năm)
  • Quê quán: Lạch Tray, Hải Phòng
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Thi sĩ, Họa sĩ
  • Thể loại sáng tác: Nhạc cách mạng, Nhạc tiền chiến, Tân nhạc, Nhạc lãng mạn
  • Tác giả Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sự nghiệp âm nhạc vang dội của nhạc sĩ Văn Cao

Cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá là một trong ba nhạc sĩ có nhiều thành tựu nhất trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam thế kỷ XX, cây bút có sức ảnh hưởng nhất đối với nền Tân nhạc nước nhà.

Những ca khúc của ông đến nay vẫn trở thành một phần trong tài sản tinh thần bao thế hệ Việt.

Nhạc sĩ Văn Cao là cây bút có sức ảnh hưởng nhất với Tân nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Văn Cao là cây bút có sức ảnh hưởng nhất với Tân nhạc Việt Nam.

Như ai đó đã đã từng nói: “Những ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao chính là những viên ngọc quý của âm nhạc Việt Nam, nó mang giá trị to lớn, vượt không gian và thời gian trong vườn nhạc dân tộc”.

Và để có được tiếng vang đó, nhạc sĩ Văn Cao đã bước vào con đường nghệ thuật từ rất sớm, khi mới 16 tuổi.

Ông bước chân vào nghề bằng truyện ngắn và những vở kịch, sau đó, ông chuyển dần sang thơ và nhạc. Và ở bất kỳ một lĩnh vực nào, bậc tài danh này cũng đều thành công vang dội và trở thành niềm tự hào của dải đất hình chữ S.

Sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu từ cuối những năm 1930, đây là thời điểm tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở tuổi 16, Văn Cao tham gia nhóm nhạc Đồng Vọng và sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu.

Càng trưởng thành, những ca khúc của ông càng được trau chuốt tới độ hoàn mỹ với giai điệu ngọt ngào, sâu lắng như Trương Chi, Đàn chim Việt, Thiên thai, Bến xuân, Cung đàn xưa…

Mặc dù ca từ trong âm nhạc của Văn Cao luôn có một nỗi buồn sâu thẳm nhưng có lẽ chính vì vậy mà nó trở thành những tình khúc bất hủ của cả nền âm nhạc Việt Nam.

Ngoài tình ca, nhạc sĩ Văn Cao còn gây được tiếng vang với những ca khúc hùng tráng mang đề tài dân tộc như Thăng Long hành khúc ca, Gò Đống Đa…

Đặc biệt, ca khúc Trường ca sông Lô của ông được xem là một tuyệt phẩm vĩ đại, là đỉnh cao của nhạc kháng chiến và đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc.

Bức tranh ký họa nhạc sĩ Văn Cao và bút tích chép tay câu chuyện về bài hát Tiến quân ca.
Bức tranh ký họa nhạc sĩ Văn Cao và bút tích chép tay câu chuyện về bài hát Tiến quân ca.

Sau năm 1954, ông cũng chính là nhạc sĩ đã đưa tên tuổi của Khánh Ly, Ánh Tuyết, Thái Thanh, Hà Thanh… lên đỉnh cao danh vọng.

Thời điểm này, ca khúc Mùa xuân đầu tiên của ông đã trở thành ca khúc đánh thức tâm hồn người Việt. Đây là mùa xuân đầu tiên Nam Bắc sum vầy, cả nước hòa chung niềm vui thống nhất.

Ngoài âm nhạc, nhạc sĩ Văn Cao còn ghi dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực thơ ca, hội họa. Những vần tự sự của ông về quê hương, cuộc đời vẫn mãi khắc ghi trong lòng bao thế hệ học sinh.

Tiến quân ca – Bản hùng ca mang hồn thiêng dân tộc

Có lẽ đỉnh cao sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao là khi ông sáng tác ca khúc Tiến quân ca. Ca khúc được ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, đất nước sắp bước sang thời kỳ mới.

Ca khúc Tiến quân ca chính là bản hùng ca mang hồn thiêng dân tộc.
Ca khúc Tiến quân ca chính là bản hùng ca mang hồn thiêng dân tộc.
Và đến ngày 13/8/1945, Tiến quân ca chính thức được Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đến ngày 17/8/1945, ca khúc đã được hàng ngàn người cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát lớn.

Có thể nói, Tiến quân ca đã trở thành bản hùng ca của cả dân tộc Việt Nam, mang hồn thiêng sông nước. Ca khúc đã làm vực dậy tinh thần của những đoàn quân, những người lính và của toàn dân tộc.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Nghệ sĩ saxophone ‘đầy tài năng, lắm thăng trầm’ – Trần Mạnh Tuấn

Nhạc sĩ Trọng Đài – người góp sức ‘thổi hồn’ cho các tác phẩm phim sống mãi