in

Phan Huỳnh Điểu – cố nhạc sĩ ghi dấu ấn ‘tài hoa’ trong từng nhạc phẩm

, 20/09/2021 | 09:09

(Nguoinoitieng.vn) – Với những đóng góp to lớn cho nền âm nhạc nước nhà, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”. Những ca khúc của ông vẫn luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.

Tiểu sử nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

  • Ngày sinh: 11.11.1924
  • Ngày mất: 29.06.2015
  • Hưởng thọ: 90 tuổi
  • Quê quán: Đà Nẵng
  • Thể loại sáng tác: Nhạc tiền chiến, nhạc đỏ

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

  • Anh ở đầu sông em cuối sông
  • Bạn đến chơi nhà
  • Hành khúc ngày và đêm
  • Ở hai đầu nỗi nhớ
  • Bóng cây Kơ-nia
  • Đây thôn Vỹ Dạ
  • Những ánh sao đêm
  • Cuộc đời vẫn đẹp sao
  • Sợi nhớ sợi thương
  • Thuyền và biển
  • Đoàn Vệ quốc quân
  • Những ánh sao đêm

“Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được biết đến nhiều với những ca khúc nhạc đỏ bất hủ, bên cạnh đó ông cũng nổi tiếng với những ca khúc trữ tình đặc sắc.

Trong hơn 75 năm hoạt động âm nhạc, người nhạc sĩ tài hoa đã cống hiến cho đời hơn 100 tác phẩm, trong đó có nhiều ca khúc để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ.

“Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam” với hàng trăm ca khúc bất hủ.
“Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam” với hàng trăm ca khúc bất hủ.

Chính vì vậy ông được ưu ái mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”, luôn cống hiến không biết mệt mỏi. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cũng vinh dự nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho những cống hiến của mình.

Suốt nhiều thập kỷ qua, âm nhạc của ông vẫn mãi vang vọng. Đó không chỉ là những bài ca chiến tranh mang giai âm hào sảng, tinh thần lạc quan mà còn là những bản tình ca sâu lắng ngọt ngào hay những ca khúc thiếu nhi bất hủ.

Tuổi thơ lớn lên cùng âm nhạc

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu lớn lên tại vùng đất Đà Nẵng thanh bình. Cả tuổi thơ của ông gắn với những làn điệu dân ca, câu hò mượt mà chính vì vậy dòng máu nghệ thuật, tình yêu với âm nhạc luôn chảy trong con người ông.

Khi mới bước vào tuổi 16, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tham gia vào nhóm Tân nhạc và từ đây, ông chính thức bắt đầu hoạt động âm nhạc.

Chàng nhạc sĩ trẻ thời đó đã có ca khúc đầu tay là Trầu cau và là động lực để ông say mê sáng tác. Đặc biệt, những ca khúc của ông luôn chảy theo dòng chảy cách mạng, theo chiều dài lịch sử đất nước.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã gia nhập quân đội. Thời gian này, ông cũng đem tuổi trẻ nhiệt huyết của mình, tình yêu dân tộc biến thành những ca từ đi vào lòng người.

Khi về già, tình yêu âm nhạc của ông vẫn luôn chảy trong tim.
Khi về già, tình yêu âm nhạc của ông vẫn luôn chảy trong tim.

Đến năm 1955, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội văn nghệ Việt Nam, sau đó ông là Ủy viên Thường vụ của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đến năm 1964, ông tham gia vào Ban văn nghệ Khu tại chiến trường Trung Trung Bộ.

Sau năm 1975, ông chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Phạm Thị Vân lặng lẽ ngồi trước di ảnh chồng trong đám tang nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vào đầu tháng 7.2015.
Bà Phạm Thị Vân lặng lẽ ngồi trước di ảnh chồng trong đám tang nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vào đầu tháng 7.2015.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và những ca khúc cách mạng vang bóng

Từng là người lính phải vật lộn giữa cơn mưa bom bão đạn, chứng kiến tinh thần yêu nước của đồng bào ta, sự hy sinh của những đồng đội nên người nhạc sĩ tài hoa đã cho ra đời rất nhiều ca khúc tiền chiến in sâu vào lòng nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam như Đoàn Vệ quốc quân, Mùa đông binh sỹ, Hành khúc ngày và đêm, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Nhớ ơn Hồ Chủ tịch…

Điều đặc biệt trong âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu đó là ông đã thổi một làn gió mới vào những hành khúc cách mạng, giúp những ca từ trở nên tình hóa, mang nét mới lạ, hấp dẫn riêng.

Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu người đã thổi một làn gió mới vào những hành khúc cách mạng.
Cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu người đã thổi một làn gió mới vào những hành khúc cách mạng.
Tình yêu cũng là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ông. Những tác phẩm như Tình trong lá thiếp, Thuyền và biển, Đêm nay anh ở đâu, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhó, Anh ở đầu sông em cuối sông… đã giúp nền âm nhạc Việt Nam thời điểm đó thêm sôi nổi.

Ai đó đã từng nói: “Hiếm ai như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, ông có thể tình hóa được cả những ca khúc cách mạng, đưa tình yêu vào chiến tranh một cách hài hòa”.

Tác giả Đặng Xuân Tới

“Viết tử tế - viết thật hay, hoặc là không viết”
Câu nói đó tôi đã tự đặt ra và coi là giới hạn, là chuẩn mực theo đuổi của bản thân mình mỗi khi viết. Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Phù thủy tạo hit Khắc Hưng và hành trình khẳng định ‘cái tôi’ trong âm nhạc

Rời xa gia đình chỉ vì những thương tổn của tuổi thơ – Bạn đang yêu lấy chính mình hay chưa hề nhìn nhận đúng cách?