in

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến

, 08/10/2021 | 09:09

(Nguoinoitieng.vn) – nhà thơ Phan Huyền Thư đã từng gọi Nguyễn Vĩnh Tiến là một người “nhạc sĩ ngạc nhiên”. Dần dần, người ta mới thấy cách gọi đó là hoàn toàn đúng và Nguyễn Vĩnh Tiến quả thật rất đáng “ngạc nhiên” bởi một người nhạc sĩ tay ngang, lại làm cho công chúng phải giật mình trước những sáng tác của anh. Với chất nghệ sĩ đầy bản năng và lãng mạn, Nguyễn Vĩnh Tiến đã cho ra đời những bài hit độc đáo của riêng mình.

Tiểu sử

Nguyễn Vĩnh Tiến, sinh năm 1974 tại Phú Thọ. Anh được biết đến là một người đa năng khi vừa là một kiến trúc sư, nhà thơ, nhà văn và là nhạc sĩ.

Một Nguyễn Vĩnh Tiến khác lạ trong nghệ thuật.
Một Nguyễn Vĩnh Tiến khác lạ trong nghệ thuật.

Sự nghiệp                                                          

Chứng kiến hàng loạt giải thưởng văn học mà Nguyễn Vĩnh Tiến có được, đến các công trình kiến trúc được nhắc tên, sau đó nữa là những tác phẩm âm nhạc, thì gần như những gì anh làm đều được ghi nhận.

Nếu được một vị thầy “chấm” cho lá số tử vi, hẳn sẽ thấy Nguyễn Vĩnh Tiến rất được ông trời “ưu ái” trên con đường nghệ thuật.
Nếu được một vị thầy “chấm” cho lá số tử vi, hẳn sẽ thấy Nguyễn Vĩnh Tiến rất được ông trời “ưu ái” trên con đường nghệ thuật.
Có thể nói sự nghiệp âm nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến bắt đầu khá tình cờ. Khi anh chiến thắng giải “Bài hát Việt” năm 2005 với bài Bà tôi, có người nhận định rằng đây chỉ là sự tình cờ, và chỉ là sự “sắp xếp” âm thanh một cách ngẫu nhiên của một người không học tại một trường chuyên về âm nhạc nào cả.

Tuy nhiên việc giành giải thưởng “Bài hát có phong cách dân gian đương đại nổi bật nhất” với bài hát Giọt sương bay lên, đồng thời ẵm luôn giải thưởng quan trọng nhất của tháng là giải Bài hát Việt tháng 11 năm đó là sự phủ nhận rõ ràng nhất cho những tin đồn nói rằng anh không biết nhạc lý.

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến thực sự là “nhạc sĩ ngạc nhiên” với những ca khúc về gia đình.
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến thực sự là “nhạc sĩ ngạc nhiên” với những ca khúc về gia đình.

Sau đó, CD VOL 1 hoàn chỉnh đầu tiên của anh là “Giọt sương bay lên”, được phát hành năm 2007 với 7 ca khúc đều được trình bày qua giọng hát Ngọc Khuê và phần phối khí của nhạc sĩ Phan Cường.

Đến album VOL 2 có tên là “Ngồi Trên Vách Nắng” với 8 ca khúc mang âm hưởng dân gian thính phòng với các giọng ca nổi tiếng như Tuấn Anh, Anh Thơ, Trọng Tấn và Tùng Dương. Trong album này, nổi bật với các ca khúc như: “Sông ơi đừng chảy”, “Bóng Anh Hùng”, “Ông Tôi” với tiếng hát Trọng Tấn.

Album VOL 2 có tên là “Ngồi Trên Vách Nắng” với 8 ca khúc mang âm hưởng dân gian thính phòng.

Nguyễn Vĩnh Tiến đang ấp ủ một dự án mang tên “Hai lần tuổi hai mươi”. Giống như cái tên, album sẽ bao gồm các ca khúc được anh viết ở tuổi 20 cùng với các sáng tác mới ở tuổi 40.

Album này đánh dấu sự kết hợp giữa anh với nhạc sĩ Lê Thanh Tâm – tác giả “Thềm nhà có hoa”, “Một ngày mới” và Nguyễn Đức Cường – tác giả của “Nồng nàn Hà Nội”.

Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết album này được anh cùng các đồng nghiệp sản xuất trong suốt 8 năm, mỗi người một phần việc và luôn nỗ lực làm tốt nhất phần của mình.

Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết album này được anh cùng các đồng nghiệp sản xuất trong suốt 8 năm
Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết album này được anh cùng các đồng nghiệp sản xuất trong suốt 8 năm.

Toàn bộ sáng tác do Nguyễn Vĩnh Tiến viết, còn Lê Thanh Tâm và Nguyễn Đức Cường giữ vai trò phối khí kiêm ca sĩ.

Nguyễn Vĩnh Tiến cũng chia sẻ thêm việc nhạc sĩ vừa sáng tác vừa hát ca khúc của mình là mô hình quen thuộc ở các nước phát triển giúp tiết kiệm chi phí đồng thời mang đến sự sâu sắc cho bài hát.

Nguyễn Vĩnh Tiến trong vai trò của một kiến trúc sư thì giản dị, từ tốn bao nhiêu, trong âm nhạc lại thích thử thách bản thân và trải nghiệm những điều mới lạ, anh cho rằng một người nghệ sĩ thực sự là người biết quyết liệt với đam mê của mình, sáng tạo ra những giá trị mới một cách tâm huyết nhưng cũng biết bố trí công việc đời thường khoa học. 

Nguyễn Vĩnh Tiến trong vai trò của một kiến trúc sư thì giản dị, từ tốn bao nhiêu, trong âm nhạc lại thích thử thách bản thân và trải nghiệm những điều mới lạ.
Nguyễn Vĩnh Tiến trong vai trò của một kiến trúc sư thì giản dị, từ tốn bao nhiêu, trong âm nhạc lại thích thử thách bản thân và trải nghiệm những điều mới lạ.

Anh còn được biết đến như một nhà thơ, với bút danh là Tiểu Tuyến Thư – người đã từng đoạt nhiều giải thưởng văn học, đồng thời cũng đã xuất bản 1 tập truyện ngắn, 1 tập thơ . Nguyễn Vĩnh Tiến còn là Hội viên của Hội Nhà Văn và Hội viên của Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam.

Dấu ấn cá nhân

Chắc hẳn nhiều người nhận ra, trong các sáng tác của Nguyễn Vĩnh Tiến, anh thường lấy đề tài gia đình làm nội dung sáng tác với các tác phẩm: “Bà tôi”, “Ông tôi”, “Cụ tôi”, “Mẹ tôi và những thị xã vắng” đến “Vợ tôi”, “Con tôi”….

Anh từng tâm sự bài hát “Mẹ tôi và những thị xã vắng” được anh viết dựa trên chân dung của mẹ anh – một vị bác sĩ cả đời gắn bó với thị xã. Bài hát này được anh viết trong một buổi chiều mùa thu.

Anh từng tâm sự bài hát “Mẹ tôi và những thị xã vắng” được anh viết dựa trên chân dung của mẹ anh - một vị bác sĩ cả đời gắn bó với thị xã.
Anh từng tâm sự bài hát “Mẹ tôi và những thị xã vắng” được anh viết dựa trên chân dung của mẹ anh – một vị bác sĩ cả đời gắn bó với thị xã.

Hôm đó, anh đi đón mẹ ở một trạm xe buýt cuối ngày và khi bất chợt quay lại nhìn mẹ thì anh nhận thấy thời gian đang dần trôi nhanh đến nỗi màu tóc của mẹ đã ngả màu cùng với sắc màu của buổi chiều và điều đó thôi thúc anh có một cảm xúc rất mạnh mẽ.

Nếu như các bạn gái có thể nói “mẹ ơi con yêu mẹ”, còn những người đàn ông đôi khi rất khó nói ra thành lời và trong bài hát của Nguyễn Vĩnh Tiến có viết “những lời muốn nói với mẹ thân yêu cứ ngập ngừng” như thay lời muốn nói không chỉ của bản thân tác giả mà còn là của rất nhiều những người đàn ông khác.

Nguyễn Vĩnh Tiến quan niệm, gia đình rất quan trọng bởi đó vừa là tổ ấm vừa là điểm tựa.
Nguyễn Vĩnh Tiến quan niệm, gia đình rất quan trọng bởi đó vừa là tổ ấm vừa là điểm tựa.

Từ “Bà tôi; Ông tôi; Vợ tôi” đến “Họ hàng tôi” dần dần được ra đời và trở thành những thông điệp đẹp đẽ mà người nghệ sĩ như Nguyễn Vĩnh Tiến bằng trách nhiệm muốn truyền tải đến những người yêu nhạc, đến công chúng Việt Nam nhằm bảo tồn mỹ tục và nền nếp cổ truyền trong một xã hội kinh tế thị trường đang phát triển kéo theo những giá trị tuyền thống tốt đẹp đang bị mai một, phá vỡ.

Tiếp nối những ca khúc về chủ đề gia đình, “Họ hàng tôi” và “Bếp lửa Xuân” là hai ca khúc được Nguyễn Vĩnh Tiến sáng tác để chào đón Xuân Đinh Dậu. Với “Bếp lửa Xuân”, ông viết dành tặng cho người anh họ đã mất khi còn trẻ.

Những kỷ niệm mùa xuân tuổi thơ lại tràn về khi mấy anh em tung tăng trên phố thị để tìm mua cành đào đón Tết ở vùng Tây Bắc. Sau đó, lại ra sông Thao xem cảnh thuyền bè xuôi ngược đi lại, rồi đến buổi tối, cùng nhau gom củi rừng, củi đồi về nấu bánh chưng, bên ông bà và cha mẹ.

Nồi bánh chưng ngày ấy vẫn còn mang lại bao cảm xúc đậm sâu, vẫn còn âm ỉ cháy trong trái tim mỗi độ xuân về.

Với “Họ hàng tôi”,  Nguyễn Vĩnh Tiến lấy cảm hứng về những người họ hàng quanh năm đầu tắt mặt tối, chỉ có đúng hai dịp hiếu và hỷ là tụ tập và có cơ hội gặp mặt đông đủ.
Với “Họ hàng tôi”,  Nguyễn Vĩnh Tiến lấy cảm hứng về những người họ hàng quanh năm đầu tắt mặt tối, chỉ có đúng hai dịp hiếu và hỷ là tụ tập và có cơ hội gặp mặt đông đủ.

Nguyễn Vĩnh Tiến càng thấm thía sâu sắc hơi ấm của gia đình, họ hàng sau 5 năm du học ở trời Tây là Pháp. Giá trị của họ hàng lại càng được thể hiện nổi bật trong lúc gian khó của cuộc đời. Bài hát được anh viết trong đám tang của chị dâu của bà nội anh.

Lúc nhìn cả họ hàng về tập trung, những khuôn mặt dù đã mệt phờ vì đi đường xa nhưng “điểm danh” thì không thiếu một ai trong đám hiếu, Nguyễn Vĩnh Tiến mới thấm thía cái câu : “Nghĩa Tử là nghĩa tận” của người Việt nam.

Đây thực sự là câu chuyện đại diện cho mọi gia đình và mọi dòng họ ở Việt nam. Ngoài ra, với 2 ca khúc “Bếp lửa Xuân” và “Họ hàng tôi”, trên nền chất liệu dân gian đương đại quen thuộc, Vĩnh Tiến còn lồng ghép với một số âm thanh như nhịp điệu, tiết tấu của nhạc điện tử. Với ca khúc này, Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” vào giọng hát “Bà tôi” – nữ ca sĩ Ngọc Khuê để thể hiện.

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến và ca sĩ Ngọc Khuê.
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến và ca sĩ Ngọc Khuê.

Nguyễn Vĩnh Tiến quan niệm, gia đình rất quan trọng bởi đó vừa là tổ ấm vừa là điểm tựa, và do đó gia đình cũng là đề tài hấp dẫn cho những sáng tạo của anh.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ca sĩ Hà Thanh Xuân

Ca sĩ Uyên Linh