in

Nhà thơ Du Tử Lê tài hoa và sự nghiệp ‘thi ca’ đáng tự hào

, 18/09/2021 | 08:08

(Nguoinoitieng.vn) – Nếu Xuân Diệu được người đời ca ngợi là “Ông hoàng tình yêu” thì nhà thơ Du Tử Lê lại được người hâm mộ ưu ái gọi là “Thi sĩ của tình yêu”. Những bài thơ của ông với câu từ lãng mạn, mang chất men phiêu lãng đã được nhiều nhạc sĩ chắp cánh, trở thành những nhạc phẩm nổi tiếng.

Nhà thơ Du Tử Lê tài hoa và sự nghiệp ‘thi ca’ đáng tự hào.
Nhà thơ Du Tử Lê tài hoa và sự nghiệp ‘thi ca’ đáng tự hào.

Đôi nét về nhà thơ Du Tử Lê

  • Tên khai sinh: Lê Cự Phách
  • Ngày sinh: 10.11.1942
  • Ngày mất: 7.10.2019 tại Mỹ
  • Quê quán: Kim Bảng, Hà Nam

Những tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi nhà thơ Du Tử Lê

  • Khúc Thụy Du
  • Giỏ hoa thời mới lớn
  • Tình sầu Du Tử Lê
  • Về từ vô vọng
  • Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
  • Người từ phương Đông qua
  • Ta tiếc thiên đường mới lập xong
  • Thi sĩ của tình yêu
Nhà thơ Du Tử Lê được người đời ưu ái gọi là Thi sĩ của tình yêu.
Nhà thơ Du Tử Lê được người đời ưu ái gọi là Thi sĩ của tình yêu.

Sự nghiệp thơ ca đầy tự hào của thi sĩ tài hoa

Nhà thơ Du Tử Lê là một trong những tên tuổi có tầm ảnh hưởng trên văn đàn miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông cũng chính là chứng nhân của nhiều trào lưu văn nghệ thời điểm bấy giờ.

Sự nghiệp thơ ca của ông bắt đầu từ rất sớm. Ngay khi học trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội, ông đã bắt đầu sáng tác ra những bài thơ ghi dấu ấn.

Với cống hiến của mình, vào năm 1973, ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Văn chương Toàn quốc với bộ môn Thơ cùng tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967 – 1972. Sau ngày 30/4/1975, nhà thơ định cư tại Mỹ.

Theo thống kê, Du Tử Lê đã để lại cho nền văn học Việt Nam trên 70 tác phẩm thơ, văn xuôi. Thơ của ông không chỉ nổi tiếng trong nước và được nhiều nhạc sĩ chắp cánh mà còn xuất hiện nhiều trên sách báo nước ngoài.

Khúc Thụy Du là bài thơ nổi tiếng của ông, đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc.
Khúc Thụy Du là bài thơ nổi tiếng của ông, đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc.

Giai đoạn thập niên 1980 – 1990, thơ của ông đã xuất hiện trên New York Times và Los Angeles Times. Những bài thơ của ông còn được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam. Đây là quyển sách giáo khoa về văn học Việt Nam do London ấn hành dành cho nhiều đại học tại châu Âu.

Không chỉ vậy, nhà thơ Du Tử Lê còn là một trong sáu nhà thơ thế kỷ 20 của Việt Nam có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time.

Ông cũng tham gia nhiều hoạt động liên quan đến thơ, có nhiều buổi thuyết trình tại các trường đại học ở Úc, Hoa Kỳ, Đức, Pháp. Vị thi sĩ tài hoa này còn 2 lần được mời nói chuyện về thơ tại đại học Harvard.
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Du Tử Lê như một mảnh vườn tươi tốt, nhiều sắc màu.
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Du Tử Lê như một mảnh vườn tươi tốt, nhiều sắc màu.

Ít ai biết rằng, ngoài tài năng sáng tác thơ, ông còn được biết đến là cây bút truyện ngắn, một tiểu thuyết gia và ông còn từng thử sức mình ở thể loại nặng ký hơn là trường khúc.

Thơ của Du Tử Lê: Giọng tình bay trên những đỉnh sầu của đời người

Khi nói đến giọng thơ của Du Tử Lê, nhiều văn nghệ sĩ đã đánh giá đó là giọng tình thăm thẳm bay trên những đỉnh sầu của đời người, là sự kết hợp giữa chất trữ tình và tính tự sự.

Và mặc dù không thể phủ nhận các nhạc sĩ là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thơ Du Tử Lê đến gần hơn với công chúng nhưng “dù không có đôi cánh của âm nhạc thì thơ của ông vẫn bay cao trên những vực tình, bay trên những năm tháng của đời người” như ai đó đã nói.

Nhà thơ Du Tử Lê chụp ảnh kỷ niệm cùng nhà thơ Hoàng Cầm.
Nhà thơ Du Tử Lê chụp ảnh kỷ niệm cùng nhà thơ Hoàng Cầm.

Mặc dù giọng thơ của ông dần thay đổi theo thời gian nhưng ý tứ và âm điệu lời thơ vẫn mang màu sắc riêng, lúc nỉ non, khi chua xót.

Ý nghĩa đằng sau bút danh Du Tử Lê

Trong một lần chia sẻ với báo chí, nhà thơ Du Tử Lê từng giải thích ý nghĩa về bút danh của mình. Ông chia sẻ, niềm đam mê với thi ca của ông không được gia đình ủng hộ.

Nhà thơ Du Tử Lê.
Nhà thơ Du Tử Lê.

Anh trai cũng từng nặng lời bắt ông từ bỏ văn chương. Và để theo đuổi đam mê của mình, ông đã quyết tâm bỏ nhà đi từ năm 14 tuổi.

Và cái tên Du Tử Lê xuất phát từ bài thơ ông rất thích là Du Tử ngâm. Du Tử tức là đứa con xa mẹ và vì ông mang họ Lê nên ông chính thức lấy bút danh là Du Tử Lê, tức là đứa con xa mẹ dòng họ Lê.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ca sĩ Minh Thuận – người yêu âm nhạc tới ‘hơi thở cuối cùng’

Hoàng tử tình ca, Á quân The Voice – ca sĩ Nguyễn Hoàng Dũng