in

Cố đạo diễn, NSND Bạch Diệp – ‘tài năng’ hơn người, cuộc đời bắt chịu không ít ‘truân chuyên’

, 06/08/2021 | 11:11

(Nguoinoitieng.vn) – Bạch Diệp, một nữ đạo diễn điện ảnh Việt Nam đầu tiên, người phụ nữ duy nhất bên cạnh cố nhà thơ Xuân Diệu. Bạch Diệp là ‘nữ cường nhân’ trên màn ảnh với vô số tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật văn học Việt Nam. Nhưng phận đời nữ đạo diễn tài hoa này lại lắm đa đoan với nhiều ngã rẽ….

Bạch Diệp tên thật là Nguyễn Thanh Tâm, bà sinh năm 1929 tại Hà Nội trong một gia đình khá giả. Với nghề nhiếp ảnh của gia đình, Bạch Diệp làm quen với những khung hình, thước phim từ rất sớm. Không biết từ bao giờ, đam mê nghệ thuật lớn dần trong tâm hôn cô gái nhỏ.

Năm 6 tuổi, Bạch Diệp đã được theo học tu viện Saint Dominique ở Hải Phòng. Cứ thế tuổi thơ bà êm đềm trôi cho đến khi những biến cố liên tiếp xảy đến với người phụ nữ kiên cường này….

‘Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh’

Cuộc sống của Bạch Diệp cũng có thể an nhàn tự tại như thế nếu như tiếng gọi của Đoàn quân Giải phóng không thôi thúc bà. Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất khiến bà không thể ngồi yên khi đồng bào ngoài kia đang chiến đấu mỗi ngày. 

Khi chỉ vừa tròn 16 tuổi, Bạch Diệp xung phong tham gia phong trào phụ nữ cứu quốc. Bà đi theo Việt Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa tại Hải Dương. Nhiệt huyết của người con gái Hà Nội rạo rực hơn bao giờ hết. “Bao giờ hết giặc con sẽ về” trở thành câu nói cửa miệng của bao lớp thanh niên xung phong ngày ấy.

Bạch Diệp là người phụ nữ dũng cảm, gan dạ, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng phụ nữ Việt Nam ‘Kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang’.

Năm 1955, bà chuyển sang làm báo Nhân dân, làm tổ trưởng tổ Hà Nội. Nhiệm vụ của Bạch Diệp lúc này là tình báo chuyển thông tin về thành phố. Bà làm ở vị trí này suốt 4 năm trước khi theo học đạo diễn và chuyển hướng sang làm phim.

‘Nữ cường nhân’ của làng điện ảnh Việt

Phụ nữ làm phim chưa bao giờ là điều dễ dàng. Con đường này gian nan và khó đi hơn rất nhiều. Nhưng người phụ nữ nhỏ bé như Bạch Diệp lại khiến bao đấng mày râu phải kiêng nể. Bà lần lượt cho ra đời hàng loạt tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Chất liệu phim của Bạch Diệp đầy tính nhân văn, mang giá trị nghệ thuật và tinh thần dân tộc.

Chất liệu phim về người lính thao trường, về người phụ nữ thanh niên xung phong hay về cuộc đời người Cách mạng. Nỗi đau người mẹ trong thời thuộc địa, sự chia cắt ruột thịt. Người mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Tất cả đều được khắc họa chân thực, sâu sắc nhất qua lăng kính của một người từng trải, từng chứng kiến và là nhân chứng sống cho giai đoạn đau khổ ấy. 

Giải thưởng của nữ đạo diễn nhiều vô kể, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Hơn thế nữa trong cuốn Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô cũng ghi tên Bạch Diệp. Bà chính là một trong số ít nghệ sĩ Việt có tên trong danh sách này. 

Huyền thoại mẹ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của cố đạo diễn Bạch Diệp.

Trong ngày lễ Kỷ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, Bạch Diệp được tôn vinh với tư cách 11 nghệ sĩ đương đại. Đây thực sự là vinh dự cực kỳ lớn lao cho đối với bà. Những cống hiến của Bạch Diệp cho nền điện ảnh Việt Nam đã nhận được kết tinh xứng đáng. 

Người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời cố nhà thơ Xuân Diệu 

Trước khi đến với Xuân Diệu, Bạch Diệp là ‘nàng thơ’ trong các tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Tử Phác. Ông từng sáng tác hai bài hát dành tặng bà đó là Mưa bay, Lá reo. Thậm chí Tử Phát còn lấy tên bà để đặt cho con gái đầu lòng của mình.

Bạch Diệp đến với ‘ông hoàng thơ tình’ Xuân Diệu thông qua mai mối của một người bạn. Ở họ có sự đồng điệu trong tầm hồn của những người làm nghệ thuật. Bạch Diệp kết hôn với Xuân Diệu khi bà 27 tuổi, còn ông đã 40. Cứ ngỡ hạnh phúc đã đến trong cuộc đời bà.

Bạch Diệp và Xuân Diệu từng có mối tình ngắn ngủi với nhiều nỗi dằn vặt, đau khổ.

Thế nhưng hạnh phúc chưa kịp đơm hoa kết quả thì họ chia tay trong tiếc nuối chỉ sau đó nửa năm. Chẳng ai biết nguyên nhân do đâu, thậm chí nhiều người còn không biết Bạch Diệp từng là vợ của Xuân Diệu. Mối quan hệ của họ âm thầm, lặng lẽ bắt đầu và kết thúc.

Bạch Diệp từng cay đắng chia sẻ: “Những cuộc gặp gỡ định mệnh đem lại biết bao hạnh phúc và cả khổ đau, dằn vặt tôi suốt những năm qua. Người của một thời giờ đã đi vào thiên cổ, chỉ còn tôi vẫn giữ nguyên vẹn cảm xúc ngọt ngào xen lẫn đắng cay”.

Chúng ta có thể không hiểu được hết những khúc mắc trong mối tình này, nhưng có một điều có thể khẳng định, Bạch Diệp đã rất đau khổ trong đoạn tình ngắn ngủi đó.

“Ngỡ tưởng là hạnh phúc cuối đời, nhưng ông vẫn để bà ở lại một mình”

Bạch Diệp kết hôn lần hai với ông Nguyễn Đức Tường. Họ sống với nhau 15 năm trong sự viên mãn và hạnh phúc dù cả hai không có con. Bà từng tâm sự về ông Tường: “người đàn ông mà tôi mong chờ”. 

Nhưng rồi, ông cũng bỏ bà ra đi để lại Bạch Diệp ôm bao tiếc nuối. Cứ thế mãi đến cuối đời, ‘nữ tướng trường quay’ chỉ còn lại hai con mèo bên mình. Bà ra đi để lại sự nghiệp điện ảnh đồ sộ và những nỗi niềm tiếc nuối khôn nguôi của người hâm mộ.

Sự ra đi của cố đạo diễn Bạch Diệp để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bạn bè, đồng nghiệp, học trò và người hâm mộ.

Xem thêm: Tiểu sử cố đạo diễn Bạch Diệp

  • Họ và tên: Nguyễn Thanh Tâm
  • Sinh nhật: Năm 1929. Bạch Diệp mất ngày 17.08.2013
  • Dân tộc: Kinh
  • Nguyên quán: Hà Nội
  • Học vấn: Tu viện Saint Dominique
  • Nghề nghiệp: Đạo diễn – Làm báo

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Mê mẩn đắm say với vẻ đẹp của hoa hậu Hà Kiều Anh – người được cho là ‘hậu duệ hoàng tộc’?

Ca sĩ Bảo Thy – nàng ‘công chúa’ bước ra từ thế giới ‘bong bóng’ đầy màu sắc giữa đời thực