in

Ca sĩ Đăng Dương – ‘người bảo chứng’ cho những sự kiện âm nhạc thính phòng đỉnh cao

, 25/09/2021 | 10:10

(Nguoinoitieng.vn) – Trong số các ca sĩ hát nhạc thính phòng, Đăng Dương là cái tên tiêu biểu với giọng hát đầy nội lực và kỹ thuật chuyên môn cao. Anh thường thể hiện các ca khúc cao độ và rất khó.

Thân thế

Đăng Dương sinh năm 1974 tại Xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, Hải Dương. Anh mang họ Phạm và có năng khiếu âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy mà ba mẹ của Đăng Dương đã cho anh theo học tại Nhạc viện Hà Nội ngay từ rất sớm.

Ca sĩ Đăng Dương.
Ca sĩ Đăng Dương.

Sự nghiệp

Nhiều người nghĩ rằng, Đăng Dương bắt đầu với công việc ca hát từ sớm. Tuy nhiên, thực tế là trước khi trở thành ca sĩ, anh đã có mười năm rèn luyện làm nhạc công đàn bầu tại Nhạc viện Hà Nội.

Trong quá trình học đàn bầu, Đăng Dương cũng có học thêm thanh nhạc nhưng vẫn chưa trở thành ca sĩ. Đến tận năm 1998, anh mới thể hiện tài năng ca hát của mình trước công chúng lần đầu tiên.

Trước khi trở thành một ca sĩ nổi tiếng, Đăng Dương là một nhạc công đàn bầu.
Trước khi trở thành một ca sĩ nổi tiếng, Đăng Dương là một nhạc công đàn bầu.

Anh tham gia Liên hoan Tiếng hát sinh viên năm 1998, hát tam ca cùng Trọng Tấn và Việt Hoàn ca khúc “Đường chúng ta đi” của Huy Du. Từ đó, khán giả được biết đến ba người nghệ sĩ đầy triển vọng của nền âm nhạc Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội vào năm 2000, Đăng Dương quyết định trở thành một giảng viên dạy nhạc, song song đó là công việc ca hát.

Chất giọng khỏe khoắn, có độ vang nhưng vẫn đầy tình cảm, hùng hồn của anh đã giúp anh ngày càng khẳng định vị trí của mình trên chặng đường âm nhạc.

Vào năm 2000, Đăng Dương quyết định trở thành một giảng viên dạy nhạc, song song đó là công việc ca hát.
Vào năm 2000, Đăng Dương quyết định trở thành một giảng viên dạy nhạc, song song đó là công việc ca hát.

Bên cạnh đó, chính sự tận tụy, nghiêm túc của anh đối với nghệ thuật cũng giúp anh thành công rất nhiều.

Hiện nay, ca sĩ Đăng Dương đang thuộc biên chế của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh tham gia khá nhiều sự kiện lớn, nhỏ của đất nước và quốc tế.

Thật đáng tự hào khi anh được sánh vai cùng nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa tham dự  Festival Âm nhạc châu Á tại Hàn Quốc được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật Seoul vào năm 2015.

NSƯT Đăng Dương nhận giải Âm nhạc Cống hiến ở hạng mục “Chương trình của năm” cho liveshow “Mặt trời của tôi”.
NSƯT Đăng Dương nhận giải Âm nhạc Cống hiến ở hạng mục “Chương trình của năm” cho liveshow “Mặt trời của tôi” .

Mặc dù dòng nhạc và Đăng Dương theo đuổi( nhạc cổ điển và nhạc cách mạng) không phù hợp với thị hiếu của số đông khán giả ngày nay, anh vẫn một mực trung thành với nó. Anh nhận thức được giọng hát của mình thực sự phù hợp với dòng nhạc đó.

Tính cách cẩn thận đã khiến anh khắt khe trong việc lựa chọn bài hát. Ngay cả việc thể hiện nhạc đỏ, nhạc truyền thống, anh cũng vô cùng thận trọng, không đưa quá nhiều sự phá cách vào bài hát. Đăng Dương cho rằng nhạc cách mạng, nhạc cổ điển có tính chuẩn mực rất cao,  nếu muốn làm mới chúng, cần phải tốn nhiều công sức suy nghĩ và phải cân nhắc kỹ càng.

Tính cách cẩn thận khiến ca sĩ Đăng Dương luôn khắt khe trong việc lựa chọn bài hát.
Tính cách cẩn thận khiến ca sĩ Đăng Dương luôn khắt khe trong việc lựa chọn bài hát.

Chính Đăng Dương cũng thừa nhận mình là một người vô cùng khó tính trong nghệ thuật. Mỗi khi làm album, anh thường tự mình tìm người phối nhạc, mất nhiều thời gian để chọn lựa bài hát.

Thậm chí khi thu âm, anh không ngại thu đi thu lại nhiều lần cho đến khi cảm thấy hoàn hảo. Có lẽ từng theo học làm nhạc công đàn bầu nên trình độ nhạc lý của Đăng Dương được đánh giá là khá cao, điều này thể hiện trong cách phối nhạc khéo léo khi thu âm của anh.

Tam danh ca dòng nhạc thính phòng Đăng Dương (giữa), Trọng Tấn (trái), Việt Hoàn (phải).
Tam danh ca dòng nhạc cách mạng Đăng Dương (giữa), Trọng Tấn (trái), Việt Hoàn (phải).
Trong công tác giảng dạy âm nhạc, anh là một người thầy nghiêm khắc đối với các học trò nhưng vẫn được học trò quý mến. Bên cạnh đó, anh cũng đang công tác tại  Đài tiếng nói Việt Nam. Anh được nhận giải thưởng Cống hiến cho những đóng góp với nghệ thuật của mình và được phong Nghệ sĩ ưu tú.

Đời tư

Vợ của ca sĩ Đăng Dương là ca sĩ Kim Xuyến, một nữ nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc nhẹ đoàn Quân khu 2. Sau khi kết hôn với Đăng Dương, chị quyết định từ bỏ nghề hát, từ bỏ cả môi trường quân đội, điều mà biết bao người ao ước để về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

Gia đình ca sĩ Đăng Dương.
Gia đình ca sĩ Đăng Dương.

Chị lui về hậu phương để hỗ trợ và ủng hộ chồng mình. Tất cả những hy sinh mà vợ dành cho mình, Đăng Dương đều vô cùng trân trọng và thấu hiểu. Anh tôn trọng và rất chiều vợ, đến nỗi nhiều đồng nghiệp còn nể phục hạnh phúc của gia đình anh.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ngọc Trinh – Nữ hoàng nội y ‘gây thương nhớ’?

Đinh Mạnh Ninh – người cầm đèn chạy trước ô tô ‘trong âm nhạc’?